Đào thám sát di tích phế tích chùa Đồng Tanh

19/03/2020 11:08:00 SA

1438: view

Đào thám sát di tích phế tích chùa Đồng Tanh 
(xã Phúc An, huyện Yên Bình năm 2019)

  Trong các năm 2007; 2013; 2017 Bảo tàng tỉnh đã tổ chức điền dã, điều tra khảo cổ học vùng đất này và được người dân cho biết thôn Đồng Tanh, xã Phúc An, huyện Yên Bình có nhiều ngói, sành, gốm sứ cổ...Bảo tàng đã xác định đây là một điểm di tích cổ, nghi có niên đại từ (TK XIV đến TK XVIII).

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2019. Bảo tàng và Hội khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức đào 2 hố thám sát có diện tích 13m2. Dưới đây là kết quả đợt thám sát này. 
Di tích nằm trên quả đồi khoảng 500 m2, đã bị khai phá thành ruộng trồng hoa mầu, lúa, lạc mất toàn bộ nền di tích cũ. Sung quanh bờ ruộng phát lộ nhiều mảnh gốm, sành, đất nung cổ thời Trần qua Lê đến thời Nguyễn) nhiều nhất là vật liệu xây dựng và di vật có niên đại thời Lê, (TK XVII). Đặc biệt tại phía Đông có 2 dấu hiệu của lò nung . Sau khi vệ sinh, xác định vị trí, chúng tôi tiến hành đào 02 hố thám sát: Hố thám sát 1-HTS1.ĐT19; Hố thám sát 2 - HTS2.ĐT19; với tổng diện tích là 13 m2. Kết quả như sau:
I. Địa tầng
1.1. Hố thám sát 1 (HTS1.ĐT19)
Tổ chức đào tạo vách xung quanh lò nung, miệng lò nằm lộ thiên, ở độ sâu 130cm hiện ra toàn bộ quy mô của chiếc lò nung. (Qua địa tầng cho thấy, các nghệ nhân xưa đã lợi dụng địa thế để khét tạo ra quy mô, hình hài chiếc lò rồi sau đó nhào nặn đất rẻo tạo lỗ thông lạch ở đáy, trát tường và vòm lò).
1.2. Hố thám sát 2 (HTS2.ĐT19) 
Lò số hai (HTS2.ĐT19) nằm cách (HTS1.ĐT19) 10m về hướng Đông Nam.  Lò có dạng hình vuông lộ thiên. Đoàn tiến hành đào tứ bề tiến vào phần “thân áo”, với S=6,5m2, ở độ sâu 120cm hiện ra toàn bộ quy mô của chiếc lò nung. (Qua địa tầng cho thấy, trước khi tạo lò nung, địa tầng ổn định, các nghệ nhân tận dụng địa thế ổn định để khét tạo ra quy mô, hình hài trước, sau đó dùng đất nhào nặn rẻo rồi tạo lỗ thông lạch ở đáy, trát tường và tạo vòm lò, lò này được cấu tạo tương tự như lò HTS1.ĐT19).
Cả hai chiếc lò Là loại lò nhỏ, nhìn tổng thể có dạng gần hình vuông và kích thước tương đương. Phần đầu hẹp, phần thân phình đột ngột có dạng hình gần vuông. Lò được cấu tạo bởi 3 bộ phận: bộ phận đốt nhiên liệu ở phía trước gọi là bầu đốt; bộ phận chứa sản phẩm để nung gọi là thân lò; bộ phận thoát khói (gồm cửa thoát khói và ống khói thiên hậu lò). Bộ phận bầu đốt: nằm sát cửa lò, thấp hơn nền lò khoảng 40 - 50 cm (thuộc loại bầu đốt chìm), rộng 40 x 40 cm. Phía trên tạo hai đường thông lên trên nền thân lò. Bộ phận thân lò: chỉ có một tầng, cấu tạo nền lò là 5 cầu lò để tạo ra các khe nhiệt (rãnh dẫn lửa), có độ dốc theo địa hình. Vách tường thân lò dày 30 - 40 cm. Bộ phận thoát khói: dấu tích còn để lại là một khe nằm ở vách Tây sát với vách hậu có chiều rộng là 20 cm, theo chúng tôi đây là cửa thoát khói (có tác dụng không để quẩn khói trong lò và quay ngược ra cửa lò) và cũng có tác dụng khác như tiếp ô xy, điều chỉnh nhiệt độ ở phần cuối lò. Do phần vòm đã bị sập hoàn toàn nên không có cứ liệu để xác định có ống khói hay không.
II. Hiện vật
Qua khảo sát trên bề mặt quả gò và xung quanh các hố thám sát, chúng tôi thu thập được sưu tập các hiện vật rất quí gồm các chất liệu như: đất nung, sành, gốm men, sắt… và xác định đây là di vật hiện vật của Di tích chùa Đồng Tanh, phản ánh quá trình tồn tại của di tích suốt trong chiều dài của lịch sử từ thời Trần đến Nguyễn. Dưới đây là tên một số mẫu, loại hình di vật điển hình:
* Nhóm hiện vật thời Trần: 
- Hiện vật chất liệu đất nung: (mảnh vỡ)
+ Rồng: 01 đoạn phần đầu (thân mập trang trí vây cá chép) 
+ Tháp:  04 mảnh phần thân ( trang trí cánh sen cỡ nhỏ, có độ nung thấp)
+ Ngói mũi sen: 01 mảnh phần đuôi (loại đầu tròn, đầu mũi cao, vuốt nhọn ở đầu mũi. Hai bên cánh mũi lượn đều, xương thô, loại ngói này khá nhiều, độ nung thấp.)
+ Ngói mũi lá: 01 mảnh phần đầu, (có độ nung cao hơi vênh)
+ Lư hương: 03 mảnh phần miệng (đường diềm miệng phía ngoài trang trí cánh sen dủ và hoa chanh chấm triện, độ nung thấp) 
- Đồ gốm: 04 mảnh phần đáy (3 mảnh của thời Trần men trắng đục. 01 mảnh men xanh ngọc của thời Lý  )
- Đồ sành: 01 mảnh đáy (loại chum đáy dầy)
- Đồ kim loại đinh sắt: 03 chiếc (có tiết diện hình chữ nhật).
Bảng kê số lượng hiện vật sưu tầm lộ thiên xung quanh di tích
 
 

TT

Loại hình hiện vật

Đủ dáng

Mảnh

vỡ miệng

Mảnh vỡ thân

Mảnh vỡ đáy

Tổng cộng

* Hiện vật thời Lê Trung Hưng:

1

Gốm hoa lam

 

17

32

14

63

2

Gốm men trắng

 

21

8

16

45

3

Gốm men nâu

 

11

23

9

43

4

Đồ sành

 

22

31

13

66

5

Gốm không men

 

7

2

13

22

* Hiện vật thời Nguyễn:

1

Sứ men lam

 

7

2

3

12

 
III. Nhận xét 
- Đây là lần thứ hai phát hiện lò nung dọc đôi bờ Sông Chảy nung vật liệu xây dựng kiến trúc, sau di tích Hắc Y, do đó đây là phát hiện cực kỳ quan trọng. Minh chứng rằng các nghệ nhân xưa đã tạo tác sản phẩm tại chỗ để xây dựng kiến trúc.
Sản phẩm ngói mũi sen ở đây có mỗi quan hệ chặt chẽ với các điểm di tích mà Bảo tàng tỉnh đã thám sát phát hiện ở (Vũ Linh, Văn Lãng, Chấn thịnh, Thượng Bằng La, Phù Nham…) đó là loại ngói cổ đặc trưng và phổ biến trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chúng ta còn gặp khá nhiều khó khăn vì chưa xây dựng được một bộ sưu tập ngói mũi sen để so sánh về mỗi quan hệ di tích ở miền núi và đồng bằng Bắc Bộ và đề ra nhiệm vụ khoa học mới.
Kết luận: Đợt thám sát cuối tháng 6 đầu tháng 7/2019 đã thu được tư liệu mới, không những góp phần làm rõ hơn về quy mô và lịch sử hình thành di tích mà còn cung cấp nhiều tư liệu cho việc nghiên cứu so sánh với các lò nung liên quan khác về những loại ngói, đồ thờ sử dụng vào thời cuối Trần đầu thời Lê thế kỷ 14-16.
2. Về kiến nghị: 
2.1.  Đề nghị tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch và UBND huyện Yên Bình tiếp tục tạo điều kiện để Bảo tàng tỉnh tổ chức điền dã điều tra khảo cổ học các đảo xung quanh, và di tích thu thập hiện vật lộ thiên bổ xung, hoàn thiện hồ sơ cho địa điểm di tích phế tích khảo cổ học lịch sử đã làm phát lộ chùa Đồng Tanh, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình.
 2.2.  Vì lý do khách quan, đợt thám sát đã làm phát lộ hai chiếc lò nung rất có giá trị đặc biệt về tư liệu mới, do hàng năm nước ngập từng ngày hủy hoại di sản lịch sử, do đó đề nghị tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện để Bảo tàng tỉnh di chuyển chiếc Lò Nung có giá trị đặc biệt tại hố thám sát (HTS1.ĐT19) về Bảo tàng phục dựng làm hiện vật phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu lâu dài tại Bảo tàng tỉnh.                                                                        
Phòng nghiên cứu sưu tầm
 
 
 

Theo baoyenbai.com.vn